LIÊN HỆ TƯ VẤN

Dịch vụ

Blog

Framework

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Tận dụng những yếu tố game để giúp bạn tăng hiệu suất.

Lôi cuốn. Thú vị. Lấy con người làm trọng tâm.

- ĐƯỢC TIN CẬY BỞI -

Cung cấp giải pháp Game hóa với tỷ lệ ROI cao

Trải nghiệm của sản phẩm

Giúp bạn phân tích và nắm bắt hành vi người dùng, qua đó cải thiện thiết kế sản phẩm hoặc dịch vụ để thúc đẩy khách hàng hành động.

Chiến dịch Marketing

Thiết kế các chiến dịch marketing của bạn trở thành những trải nghiệm cuốn hút thông qua mạng xã hội, email & mobile marketing, các cuộc thi và phần thưởng.

Tương tác xã hội

Chúng tôi sẽ giúp bạn thiết kế để tăng khả năng tương tác và tính thuyết phục của các hoạt động xã hội.

Phát triển cá nhân

Biến cuộc sống thường nhật thành một game nhập vai với những chỉ số, kỹ năng, nhiệm vụ và cốt truyện, nơi bạn có thể lên cấp cả trong game lẫn ngoài đời.

Hiệu suất công sở

Ludo Lab sẽ khiến cho những quy trình và tác vụ khô khan nhất ở công sở của bạn trở nên thú vị và cuốn hút với tất cả mọi người.

Ludo Lab Portfolio 2021

TẢI VỀ

Blog Game hoá

Blog Game hóa được thực hiện bởi đội ngũ Ludo Lab, ra đời nhằm mục đích phổ biến về khái niệm Game hoá cùng những ứng dụng thực tế của nó.

Subscribe Blog Game hoá để nhận được:

Tham gia bình luận bài viết, Q&A và tư vấn nhanh

Những nội dung chuyên sâu về Game hóa

Chia sẻ ebook chuyên môn về thiết kế trải nghiệm game

Quyền lợi đặc biệt khi tham gia các chương trình & sự kiện của Ludo Lab

Tham gia nhóm cộng đồng Game hóa

GỬI LỜI NHẮN

Liên hệ Ludo Lab

Mọi thắc mắc và nhu cầu tư vấn về Game hóa, vui lòng sử dụng form sau đây để liên hệ với Ludo Lab.

Ludo Lab trên Facebook

1. Mục đích & Nghĩa vụ cao cả

Động lực này khiến cho người chơi tin tưởng rằng họ đang làm cái gì đó có ý nghĩa to lớn hơn họ, hoặc như thể họ là “người được chọn”. Một trong những biểu hiện của việc này là ai đó đầu tư rất nhiều thời gian và công sức để điều hành, duy trì hoặc giúp đỡ tạo ra cái gì đó giúp ích cho cả một cộng đồng (ví dụ như Wikipedia hoặc các dự án mã nguồn mở.)

2. Phát triển cá nhân & Thành tựu

Đây là động lực nội tâm của mỗi con người khi họ có sự tiến triển trong việc phát triển kĩ năng, và từ đó vượt qua những thử thách trước mắt họ. Từ quan trọng nhất trong câu trên là “thử thách”. Một cái cúp hay huy hiệu nào đó sẽ không quan trọng khi nếu chẳng có thử thách gì để đạt được nó. Đây chính là động lực cốt lõi dễ thiết kế nhất.

3. Khuyến khích sáng tạo & Phản hồi

Là khi người chơi chủ động tham gia quá trình sáng tạo—mà ở đó họ phải giải quyết vấn đề và thử nhiều giải pháp khác nhau. Tuy nhiên, người chơi không chỉ đơn thuần là cần một phương tiện sáng tạo, mà họ cũng cần được nhìn thấy thành quả (feedback) từ đó. Đây là lý do việc vẽ tranh và chơi với Legocuốn hút như vậy, và thường trở thành một nhân tố thường gọi là “Cơ chế vĩnh cửu”, khi mà nhà thiết kế game không cần phải cung cấp thêm bất cứ nội dung nào nữa để khiến cho trò chơi luôn được mới mẻ và lôi cuốn.

4. Chủ quyền & sở hữu

Động lực này thúc đẩy người chơi vì nó khiến họ có cảm giác mình đang sở hữu một cái gì đó. Họ sẽ muốn thứ mình sở hữu trở nên ngày càng“xịn” hơn, hoặc sở hữu được nhiều thứ hơn. Nếu một người chơi dành nhiều thời gian tùy chỉnh trang cá nhân hoặc hình ảnh đại diện của mình, thì họ sẽ cũng cảm thấy như thể mình sở hữu nó luôn. Đây chính là động lực khiến những hoạt động như sưu tầm tem phiếu trở nên lôi cuốn.

5. Ảnh hưởng xã Hội & Khả năng liên hệ

Động lực này bao gồm tất cả những nhân tố mang tính địa vị hoặc xã hội thúc đẩy con người. Khi bạn nhìn thấy người xung quanh có thứ gì đó, bạn sẽ được thúc đẩy để đạt được điều tương tự. Động lực cốt lõi này cũng được nghiên cứu tương đối kĩ lưỡng, cụ thể thông qua việc nhiều công ty ngày nay thường ưu tiên tối ưu chiến lược mạng xã hội của mình.

6. Độ hiếm & Cảm giác nôn nóng

Động lực này đến từ việc bạn ham muốn một cái gì đó chính bởi vì bạn không thể sở hữu nó. Việc không có được cái gì đó ngay lập tức khiến cho người ta suy nghĩ cả ngày về nó. Đây là động lực cốt lõi thúc đẩy Facebook thời đầu: đầu tiên là nó chỉ dành riêng cho trường ĐH Harvard, sau đó dần dần mở ra cho những ngôi trường danh tiếng khác. Khi mà nó mở cửa cho mọi người, thì người ta muốn tham gia Facebook bởi vì trước đó họ không thể.

7. Tính khó lường & Cảm giác tò mò

Về cơ bản, đây là một động lực vô hại mà ở đó người ta muốn tìm hiểu xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nếu bạn không lường trước được cái gì đó, não bạn sẽ bị lôi cuốn và khiến bạn nghĩ về nó liên tục. Động lực này cũng được tận dụng trong các chương trình quay số trúng thưởng.

8. Mất mát & Né tránh

Động lực này dựa trên việc chúng ta thường chủ động né tránh những điều tiêu cực để chúng không xảy ra.Đó có thể là tránh cho việc lãng phí tiền bạc hoặc công sức bỏ ra. Hoặc có thể là tránh việc thú nhận rằng mọi thứ bạn làm cho đến lúc này là vô nghĩa bởi vì bạn muốn từ bỏ, khiến bạn tiếp tục làm những thứ mà bạn không muốn làm chỉ bởi vì bạn đã đầu tư quá nhiều cho nó. Những cơ hội có thể biến mất là một cách áp dụng hiệu quả của động lực này, vì nhiều người nghĩ rằng nếu họ không hành động ngay tức khắc, họ sẽ vĩnh viễn mất đi cơ hội hành động.

Octalysis Framework

Tại Ludo Lab, chúng tôi tận dụng thế mạnh của mô hình phân tích tám cạnh Octalysis, được phát triển bởi chuyên gia Game hóa Yu-kai Chou, xác định nên 8 Động lực chính để thúc đẩy hành vi.

8 động lực cốt lõi thúc đẩy hành vi

Bằng cách phân tích các Động lực chính này, chúng tôi có thể xác định nên những hành vi người dùng phù hợp và có lợi nhất để đạt được các tiêu chí kinh doanh của bạn.

Chứng chỉ của Ludo Lab

Best in Class Distinction
Gamification – Creating Addictive User Experiences

Level 2 Gamification Expert
EngagementAlliance.org

Course Completion
Gamification: Motivation Psychology & The Art of Engagement
Designing Gamification (Expert Level 2)

Final Top 4
ACB WIN 2021 - Joyful Banking & Gamification

Số 5 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

090-448-8831

Dịch vụ

Blog

Framework